Sơ kỳ Jomon (10000 – 4000 TCN) Thời_kỳ_Jōmon

Vào khoảng thời gian cách đây hơn 10.000 năm lãnh thổ Nhật Bản và đất liền nối nhau ở phía nam qua Hàn Quốc và phía bắc qua HokkaidoSakhalin, tạo thành một biển nội địa ở giữa.[1] Những khu định cư ổn định xuất hiện vào khoảng năm 10.000 TCN tương ứng với nền văn hóa đồ đá giữa hoặc, theo một số tranh cãi, văn hóa đồ đá mới, nhưng mang những đặc điểm của cả hai nền văn hóa đó. Những tổ tiên xa của tộc người Ainu của Nhật Bản hiện đại, những thành viên đa dạng của nền văn hóa Jomon (10.000 – 300 TCN) để lại những di chỉ khảo cổ rõ ràng nhất. Nền văn hóa này cùng thời với các nền văn minh Lưỡng Hà, văn minh sông Nil, và văn minh thung lũng Indus. Trong thời gian này, không có dấu hiệu rõ ràng của việc trồng trọt, mãi cho đến giữa thiên niên kỷ 1 TCN như , kiều mạch, cây gai dầu.[1]

Sơ kỳ đồ gốm

Đồ gốm thời tiền Jomon (8000 - 10000 TCN), Bảo tàng quốc gia Tokyo, Nhật Bản

Theo các bằng chứng khảo cổ học, người Jomon có thể là người đã tạo ra những chiếc bình gốm đầu tiên trên thế giới, vào khoảng thiên niên kỷ 14 TCN,[2][3] cũng như những dụng cụ bằng đá sớm nhất. Những di tích cổ này được phát hiện lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai bằng phương pháp phóng xạ carbon.[4] Tuy nhiên, một số học giả Nhật Bản cũng tin rằng kỹ thuật sản xuất đồ gốm được phát minh đầu tiên ở lục địa châu Á vì ở những khu vực nay là Trung QuốcNga đã sản xuất ra đồ gốm lâu đời ngang với, nếu không là lâu đời hơn đồ gốm ở hang Fukui. Người thời Jomon đã chế tác ra những vật dụng và các bình gốm được trang trí bởi những họa tiết tinh vi làm bằng cách ép đất sét ướt với các sợi dây hoặc các que gỗ được tết lại hoặc không được tết lại.

Những đặc điểm của văn hóa đồ đá mới

Việc chế tác đồ gốm cho thấy một đời sống ổn định hơn bởi lẽ đồ gốm rất dễ vỡ và do đó nói chung là vô ích với các hoạt động săn bắt hái lượm vốn phải di chuyển liên tục. Do đó, người Jomon có thể là những người đầu tiên sống định cư, hoặc ít ra là bán định cư, trên thế giới. Họ dùng các công cụ bằng đá mài, bẫy và cung tên, và có lẽ là những người sống nửa theo kiểu săn bắt hái lượm, nửa theo kiểu định cư, đồng thời là những tay đánh bắt cá ở bờ biển và lặn sâu khéo léo. Người Jomon có tiến hành một số hoạt động nông nghiệp sơ khai và sống trong những hố đất nhỏ hoặc những ngôi nhà dựng trên mặt đất, để lại nhiều bằng chứng quan trọng cho nghiên cứu khảo cổ học. Vì vậy, những hình thức canh tác đầu tiên của loài người có thể đã xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 10.000 TCN, hai nghìn năm trước khi nó lan rộng và trở nên phổ biến ở Trung Cận Đông. Tuy nhiên, một số bằng chứng khảo cổ học khác cũng cho thấy đã có hoạt động nông nghiệp diễn ra trên những ngọn đối và thung lũng ở vùng Fertile Crescent ở vùng nay là Syria, Jordan, Thổ Nhĩ KỳIraq vào khoảng 11.000 năm TCN.

Dân số gia tăng

Một bình gồm thuộc trung kỳ Jomon (3000 - 2000 TCN) tên là kaen doki (bình đất nung lửa), Bảo tàng quốc gia Tokyo, Nhật Bản

Nền văn hóa bán định cư đã dẫn đến việc gia tăng dân số nhanh chóng khiến Jomon trở thành một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới vào thời bấy giờ.[5] Một nghiên cứu di truyền học của Cavalli – Sforza đã cho thấy sự mở rộng của một mẫu di truyền điển hình từ vùng biển Nhật Bản sang vùng còn lại của Đông Á. Đây là sự di chuyển gene quan trọng thứ ba của vùng Đông Á (xếp sau "Cuộc di chuyển lớn" từ lục địa châu Phi và cuộc di chuyển gene thứ hai từ vùng bắc Siberia). Sự di chuyển này cũng đã dẫn đến sự mở rộng về mặt địa lý của loài người trong thời Jomon.[6] Nghiên cứu này còn đi xa hơn trong việc đưa ra giả thuyết rằng sự mở rộng của loài người trong thời Jomon thậm chí đã vươn đến châu Mỹ theo con đường dọc bờ biển Thái Bình Dương.[7] Các tính toán cho thấy rằng vào khoảng thời gian cách đây 10.000-4.500 năm, dân số Nhật Bản tăng ổn định khoảng 1% mỗi năm và đạt mức cực đại khoảng 260.000 người cách đây 4.000 năm, các khu vực tập trung đông dân cư nhất là KantoChubu. Sau đó là thời kỳ khí hậu lạnh đi làm tốc độ tăng dân số giảm.[8]

Những giai đoạn chính

Tiền Jomon (100007500 TCN)

  • Các đường vẽ trên vách đá;
  • Các dấu vết vẽ bằng móng tay;
  • Các đường trang ký hình xoắn thừng;
  • Muroya hạ.

Sơ kỳ Jōmon (7500 - 4000 TCN)

  • Igusa;
  • Inaridai;
  • Mito;
  • Hạ Tado;
  • Thượng Tado;
  • Shiboguchi;
  • Kayama.